Nếu bạn đang làm một công việt liên quan đến Website hoặc quảng cáo trực tuyến thì nhất định bạn đã nghe qua về Google Analytics. Đây là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của Website. Vậy Google Analytics là gì? Các tính năng và cách sử dụng Google Analytics ra sao? Hãy cùng MDweb tìm hiểu ngay nhé!
Google Analytics là gì?
Analytics trong tiếng việt có nghĩa là phân tích. Google Analytics có nghĩa là một công cụ phân tích website của google cho phép bạn theo dõi và phân tích các hoạt động của khách hàng truy cập vào trang web của bạn. Đây được xem là công cụ hàng đầu để đánh giá hiệu quả của một chiến lược Marketing. Google Analytics luôn đảm bảo những số liệu liên quan đến Website họ cung cấp đều chính xác. Từ đó giúp bạn có một cái nhìn tổng thể về tình trạng Website của mình và đưa ra những giải pháp cụ thể nhất.
Google Analytics báo cáo lưu lượng truy cập Website thời gian truy cập trung bình và tỷ lệ thoát khỏi trang web của người dùng. Ngoài ra, Google Analytics cũng đưa ra nhiều chỉ số khác giúp bạn nắm rõ hành vi lướt web của người dùng.
Google Analytics là một công cụ miễn phí hoàn toàn của Google. Bạn có thể dễ dàng đăng ký và sử dụng nó với điều kiện bạn phải có một website của riêng mình. Hiện nay, Google Analytics đã và đang hỗ trợ và phân tích số liệu cho trên dưới 1 tỷ Website trên thế giới.
Google Analytics 4 (GA4) là gì?
Google Analytics 4 hay GA4 là phiên bản mới nhất của Google Analytics mà phiên bản trước đó là Universal Analytics. GA4 được công bố chính thức vào ngày 14-10-2020 với nhiều thay đổi mới mẻ trong cách thu thập dữ liệu, các thông số sự kiện cũng như hình thức thể hiện các loại báo cáo. Phiên bản Google Analytics sẽ thiên nhiều về phân tích sự kiện và bổ sung những báo cáo chi tiết trong hành trình truy cập và chuyển đổi của người dùng.
Công dụng nổi bật của Công cụ Google Analytics
Google Analytics sẽ giúp bạn nhìn được bức tranh toàn diện về dữ liệu. Một số công dụng cụ thể có thể kể đến như:
- Xác định có bao nhiêu người đã truy cập vào trang web của bạn
- Xác định vị trí của những người truy cập trên website
- Trang web có thân thiện với thiết bị di động không?
- Lượng truy cập trên Website của bạn đến từ những nguồn nào?
- Chiến lược marketing nào tạo ra số lượng truy cập vào Website cao nhất
- Phần nào trong website hấp dẫn người dùng và có nhiều lượt truy cập nhất
- Có bao nhiêu người ghé thăm trang web của bạn và trở thành khách hàng tiềm năng
- Cách tối ưu tốc độ Website
Cấu trúc cơ bản của Google Analytics
Google Analytics được chia thành 3 phần chính như sau:
Tài khoản
Đây không phải là tài khoản Google mà là thực thể cấp cao nhất của Google Analytics mà bạn có thể tạo. Mỗi một tài khoản có chứa tới hơn 50 thuộc tính tuy nhiên có rất ít người sử dụng nhiều thuộc tính như vậy. Bạn cần sắp xếp những thuộc tính sao cho thật hiệu quả và tối ưu nhất,
Các thuộc tính
Thuộc tính là một trang web cụ thể của bạn hoặc những ứng dụng nào đó. ID theo dõi kích hoạt dữ liệu cấp thuộc tính mà nó đại diện. Tuy nhiên các thuộc tính có thể được chuyển đổi giữa các tài khoản. Với phiên bản GA4 chế độ View sẽ được thay thế bắng luồng dữ liệu Data Stream, mỗi thuộc tính sẽ có thể có nhiều data stream từ website.
Chế độ xem
View chính là điểm truy cập của bạn đối với các báo cáo. View có thể được lọc và xử lý theo cách nhất định. Một thuộc tính có thể chứa tới 25 view.
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng công cụ Google Analytics cơ bản
Để đăng ký Google Analytics đầu tiên bạn phải đăng nhập tài khoản Google https://accounts.google.com/servicelogin dưới đây là các bước cài đặt công cụ Google Analytics cụ thể như sau:
Bước 1: Tạo tài khoản
Điều kiện cần đầu tiên là bạn phải có Website. Nếu Web của bạn đã được cài đặt công cụ thì bạn chỉ cần đi thẳng đến bước đăng nhập. Còn nếu không bạn cần phải đăng ký tài khoản Google Analytics.
Bạn truy cập vào link https://analytics.google.com, đăng nhập bằng Gmail. Sau đó bạn bấm vào nút tạo tài khoản và click vào nút đăng ký trên trang hiện ra sau đó.
Bước 2: Thiết lập tài khoản
Bước này, bạn cần điền các thông tin về tên tài khoản và Website mà bạn muốn theo dõi. Cụ thể là tên tài khoản bạn được tự do lựa chọn, URL,các danh mục liên quan đến trang web mà bạn có sẵn. Sau khi hoàn tất các thông tin, Google điều hướng bạn đến nhận ID theo dõi.
Bước 3: Nhận ID theo dõi và dán vào những trang cần thiết
ID theo dõi của Google là một đoạn mã Code JavaScript được cung cấp đến người dùng. Đoạn mã này tồn tại nhằm mục đích thu thập dưc liệu từ trang web và gửi đến Google Analytics để tiến hành thống kê. Bạn cần phải copy đoạn mã này và dán vào các trang cần theo dõi trên Website hoặc sử dụng cho trình quản lý thẻ Google. Vị trí để bạn dán vào các trang cần theo dõi trên Website hoặc sử dụng cho trình quản lý thẻ Google.Vị trí để bạn dán vào các trang Web là nơi chứa code HTML trước thẻ Head.
Bước 4: Thiết lập mục tiêu
Công việc rất cần thiết sau khi cài đặt các thông tin cơ bản là thiết lập mục tiêu. Bạn có thể dễ dang thiết lập mục tiêu ở liên kết quản trị viên trên đầu trang Google Analytics. Sau đó, bạn nhấp chọn mục tiêu trong trang web của mình.
Thiết lập mục tiêu giúp Google Analytics hiểu được nó phải làm việc gì đối với trang Web của bạn. Các bước bạn cần làm trong phần thiết lập mục tiêu bao gồm:
- Nhấp chọn mục tiêu mới
- Chọn tùy chỉnh
- Đặt tên cho mục tiêu
- Chọn đích
- Nhập url trang web vào tường đích
- Nhấn lưu
Một tài khoản bạn có thể tạo được tối đa 20 mục tiêu, với mỗi mục tiêu bạn đều làm theo các thao tác ở trên. Những mực tiêu bạn có thể thiết lập bao gồm: Đăng ký danh sách Email, gửi biểu mẫu, hoàn tất mua hàng …
>>> Xem Thêm: Dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu trọn gói, giá ưu đãi
Những tính năng hữu ích từ Google Analytics
Phân tích dữ liệu
- Google Analytics có khả năng chia sẻ thông tin dễ dàng chính vì vậy bạn có thể bạn có thể chủ động truy cập và sử dụng dữ liệu chung giúp quá trình nghiên cứu và phân tích trở nên nhanh chóng và hiệu quả.
- Google Analytics sẽ chủ động phân tích và cung cấp cho bạn Insights về khách hàng, từ khóa, cơ hội thu hút khách hàng từ những dữ liệu thu thập được trên Website của bạn
- Analytics có thể tích hợp với các công cụ khác như Smart Goals, Smart Lists, Session Quality để hình thành một mô hình phân tích dựa trên dữ liệu về người dùng và các hoạt động chuyển đổi trên Website.
Đa dạng các loại báo cáo
Google Analytics cung cấp nhiều loại báo cáo khác nhau giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về tình trang Website và đưa ra những chiến dịch hiệu quả nhất.
Báo cáo người dùng
Báo cáo người dùng cung cấp cho bạn những thông tin tổng quát nhất và những đối tường truy cập trên web của bạn. Dựa vào nhưungx thông tin đó bạn dễ dàng xác định được người vào website của bạn là ai, học cần gì, làm sao để thu hút họ ở lại website của bạn, làm sao để thúc đẩy họ mua hàng. Từ đó đưa ra chiến lược Marketing hiệu quả nhất
Báo cáo hành vi
Báo cáo hành vi tập trung vào phân tích các hành động của người dùng trên website giúp bạn biết được lý do người dùng thực hiện hành động: Xem thêm các bài viết khác, mua hàng …
Báo cáo chuyển đổi
Báo cáo chuyển đổi giúp bạn biết được hiệu quả của từng kênh và chi tiết các thao tác được thực hiện từ lúc người dùng nhấp vào quảng cáo cho đến khi hoàn tất chuyển đổi.
Báo cáo thời gian thực
Báo cáo thời gian thực giúp bạn xem được trực tiếp những hành động quả người dùng đang diễn ra trực tiếp trên website của bạn vào thời điểm đó. Báo cáo này cung cấp các thông tin như:
- Số lượng người dùng đang truy cập
- Họ đến từ trang web nào
- Trang mà người dùng đang thao tác
- Các sự kiện diễn ra trên trang web vào thời điểm đó
Thu thập và xử ký dữ liệu
Google Analytics giúp bạn tổ chức và quản lý dữ liệu một cách có hệ thống, khoa học, đem lại giá trị sử dụng thực tế và những thông tin quan trọng giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
- Tích hợp API
- Quản lý tag
- Tùy chỉnh biến số
- Nhập dữ liệu
- Giới hạn quyền truy cập
Giá trị chuyển đổi
Điều mà các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu đó chính là bán được hàng, dữ liệu khách hàng… Bằng cách cài đặt một bộ đếm dựa trên những hành động của khách hàng như điền form, gọi điện, mua hàng… Google Analytics sẽ cho bạn biết có bao nhiêu khách hàng đã chuyển đổi trong thời gian chiến dịch diễn ra. Từ đó, chúng ta có thể đo, đếm được hiệu quả của những chiến dịch quảng cáo.
>>> Xem Thêm: Dịch vụ SEO tổng thể tăng traffic cho website
Các chỉ số bạn có thể theo dõi trên Google Analytics
Người dùng
Người dùng là chỉ số cơ bản nhất, thể hiện số người dùng đã vào Website trong một khoảng thời gian tùy chọn.
- Mỗi người dùng sẽ có một mã Client ID riêng
- Thuật ngữ Traffic có nghĩa là số lượng người dùng
Phiên truy cập
Phiên truy cập chỉ một chuỗi thao tác mà người dùng tương tác với Website
- Nếu người dùng truy cập vào website nhưng không có tương tác mà thoát ra thì đó được gọi là phiên trang đơn.
- Phiên truy cập cho biết tống số lần người dùng truy cập và có tương tác với Website. Một người dùng có nhiều phiên truy cập tức là họ đã quay lại website của bạn nhiều lần.
Số lần xem trang
Số lần xem trang là tổng số trang được xem bởi tất cả người dùng. Người dùng truy cập vào trang dù không có tương tác cũng được tính là 1lần xem trang
Tỷ lệ thoát
Tỷ lệ thoát là số lần người dùng thoát khỏi trang web của bạn mà không có bất kỳ tương tác nào. Tỷ lệ thoát càng cao cho thấy website của bạn không cung cấp những thông tin người dùng cần nên bộ máy tìm kiếm sẽ đánh giá thấp.
Thời gian trung bình của một phiên
Thời gian trung bình của một phiên là thời gian trung bình một người dùng hoạt động trên Website của bạn. Thời gian trung bình phiên càng cao chúng tỏ Website của bạn cung cấp những thông tin rất hữu ích và thu hút người dùng ở lại lâu hơn.
Trên đây là một số thông tin về Google Analytics mà Minh Dương Web muốn chi sẻ đến bạn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn và có cách áp dụng phù hợp nhất cho chiến dịch marketing của mình. Đừng quên theo dõi Minh Dương Web để cập nhật thêm những thông tin hữu ích nhất nhé!
>>> Xem Thêm: Dịch vụ phòng Marketing thuê ngoài, cam kết hiệu quả