Để lựa chọn được một trong các nền tảng thiết kế website tốt và phù hợp là điều mà không ít cá nhân, tổ chức cảm thấy khó khăn. Bài viết này sẽ giúp cho bạn giải quyết vấn đề đang gặp phải. Với thông tin chi tiết về các nền tảng phổ biến như WordPress, Wix, Squarespace sẽ là khởi đầu tạo ra một trang web chuyên nghiệp.
Lợi ích của các nền tảng thiết kế website
Các nền tảng thiết kế website mang lại nhiều lợi ích đáng kể như:
- Thuận tiện và dễ sử dụng: Với định dạng kéo thả, người dùng có thể xây dựng trang web chuyên nghiệp mà không cần có kiến thức kỹ thuật sâu hay kỹ năng lập trình.
- Tiết kiệm thời gian và công sức: Việc tận dụng các template, giao diện và công cụ có sẵn sẽ giúp người dùng nhanh chóng tạo ra một trang web chất lượng.
- Tiết kiệm chi phí:Một trang web nhanh chóng với những chức năng cơ bản là sự lựa chọn kinh tế nhất đối với những cá nhân, doanh nghiệp nhỏ. Tiết kiệm được rất nhiều chi phí thuê đơn vị thiết kế website.
- Template và giao diện chuyên nghiệp: Các nền tảng thiết kế website thường cung cấp các template thường đã được tối ưu cho trải nghiệm người dùng tốt nhất.
- Hỗ trợ và cộng đồng: Người sử dụng các nền tảng thiết kế web được nhận hỗ trợ kỹ thuật thông qua tài liệu hướng dẫn, diễn đàn cộng đồng và dịch vụ khách hàng.
17 nền tảng thiết kế website phổ biến nhất hiện nay
Việc lựa chọn một nền tảng phù hợp cần dựa trên tính linh hoạt của website, nhu cầu người dùng. Dưới đây là top các nền tảng thiết kế website được ưa chuộng hiện nay.
WordPress
WordPress là một hệ thống quản lý nội dung (CMS) phổ biến và mạnh mẽ. Nó cho phép người dùng tạo và quản lý các trang web dễ dàng mà không cần kiến thức lập trình sâu.
Ưu và nhược điểm của nền tảng WordPress:
- Ưu điểm: Dễ sử dụng, linh hoạt, có cộng đồng lớn, nhiều theme và plugin cho phép tùy chỉnh giao diện và chức năng. WordPress còn cho phép trang web dễ dàng tích hợp với các dịch vụ và công cụ bên thứ ba, kiểm soát hoàn toàn web theo ý mình.
- Nhược điểm: Cần một số kiến thức kỹ thuật để quản lý và cấu hình.
Wix
Wix là một công cụ phổ biến cho thiết kế website, với hơn 150 triệu người dùng. Không cần kỹ năng lập trình, người dùng vẫn có thể sở hữu một website đẹp, bắt mắt.
Ưu và nhược điểm của nền tảng Wix:
- Ưu điểm: Giao diện dễ sử dụng, template đẹp, đa dạng lựa chọn trước khi tạo website.Dễ dàng thêm ảnh động, hiệu ứng mang đến dấu ấn riêng cho doanh nghiệp.
- Nhược điểm: Hạn chế của Wix là không thể thay đổi mẫu template và có thể có chi phí cao hơn so với các công cụ khác.
Weebly
Weebly cung cấp một giao diện đơn giản và dễ sử dụng. Nó được ưa chuộng trong các doanh nghiệp và cửa hàng trực tuyến, với mong muốn xây dựng hình ảnh trực tuyến mạnh mẽ
Ưu và nhược điểm của nền tảng này:
- Ưu điểm: Giao diện thân thiện,ưu tiên và hỗ trợ tốt cho việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Cung cấp nhiều template phong cách và có thể linh hoạt thay đổi theme theo ý muốn.
- Nhược điểm: Hạn chế tính năng kéo và thả, thiếu tùy chọn khôi phục cá nhân. Đặc biệt là Weebly không hỗ trợ tính năng tự động thiết kế trí tuệ nhân tạo (ADI).
Webflow
Webflow là một nền tảng thiết kế website dành cho những người muốn tạo ra trang web đẹp và tùy chỉnh cao. Nó được coi là nền tảng có thể thay thế WordPress khi tích hợp đầy đủ các khía cạnh quan trọng cho phát triển web.
Ưu và nhược điểm của Webflow:
- Ưu điểm: Tùy chỉnh mạnh mẽ, khả năng tạo ra trang web đẹp và chuyên nghiệp. Tích hợp tính năng CMS và quản lý nội dung dễ dàng.
- Nhược điểm: Chi phí tương đối cao. Không có dịch vụ hỗ trợ trực tiếp và phản hồi qua email.
Adobe Dreamweaver
Adobe Dreamweaver là công cụ độc quyền của Adobe được thành lập từ năm 2005. Hiện nay, đây là ứng dụng hỗ trợ thiết kế website ngoại tuyến.
Ưu và nhược điểm của nền tảng Adobe Dreamweaver:
- Ưu điểm: Tạo điều kiện cho việc code nhanh và linh hoạt. Dễ dàng quản lý, tùy chọn và mở rộng website.
- Nhược điểm: Hơi khó sử dụng với người mới. Yêu cầu kinh nghiệm code cao, nếu không có đủ kiến thức sẽ khó thực hiện.
IMCreator
IM Creator là một nền tảng thiết kế website dựa trên giao diện kéo và thả, phù hợp với cá nhân, nhà sáng tạo nội dung.
Ưu và nhược điểm của IMCreator:
- Ưu điểm: Giao diện dễ sử dụng, tích hợp các công cụ tạo trang mạnh mẽ, có template bắt mắt. IM Creator có khả năng mở rộng, tùy chỉnh và hỗ trợ tích hợp công cụ thương mại điện tử
- Nhược điểm: IMCreator cũng có những giới hạn tùy chỉnh giao diện và thiếu tính năng phức tạp. Hạn chế hỗ trợ khách hàng, giới hạn băng thông và không gian lưu trữ trong các gói miễn phí.
Strikingly
Strikingly là một nền tảng tạo trang web miễn phí và không yêu cầu kỹ năng lập trình từ người dùng. Đã có hàng nghìn trang web được tạo ra thông qua nền tảng này từ việc lựa chọn template đa dạng do cộng đồng trên toàn thế giới đóng góp.
Ưu và nhược điểm của Strikingly:
- Ưu điểm: Giao diện đơn giản, tạo trang web nhanh chóng. Strikingly cung cấp một gói miễn phí với các trang web không giới hạn.
- Nhược điểm: Giới hạn băng thông hàng tháng chỉ 5GB và tên miền bắt buộc có chứa strikingly.com.
Squarespace
Squarespace là một trong các nền tảng thiết kế website cao cấp. Nền tảng này cung cấp các công cụ mạnh mẽ, giúp người sáng tạo tỏa sáng với phong cách nghệ thuật của riêng mình. Ưu và nhược điểm của Squarespace:
- Ưu điểm: Có khả năng đồng bộ và chỉnh sửa ngoại tuyến khi mất kết nối internet. Hiển thị trang web một cách rõ ràng và cho phép chỉnh sửa trên điện thoại di động. Cung cấp khả năng chuyển đổi template một cách dễ dàng.
- Nhược điểm: Không phải là nền tảng thiết kế kéo và thả hoàn toàn tùy chỉnh.
Sketch
Sketch là một trong những nền tảng thiết kế website phổ biến nhất. Được sử dụng để tạo template và hình ảnh có độ phân giải cao.
Ưu và nhược điểm của nền tảng Sketch:
- Ưu điểm: Cho phép kiểm tra template. Dễ dàng xuất bản, chỉnh sửa và chuyển đổi website nhanh chóng và tiện lợi.
- Nhược điểm: Tốc độ sử dụng chậm với độ phân giải thấp, đặc biệt khi chia sẻ qua iCloud. Pixel có thể bị biến dạng khi phóng to.
Opencart
Opencart là một nền tảng tự thiết kế website sử dụng mã nguồn mở PHP phổ biến. Được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là trong việc xây dựng các trang web thương mại điện tử từ nhỏ đến vừa.
Ưu và nhược điểm của Opencart:
- Ưu điểm: Opencart có tính ổn định cao, quản lý web được phân chia rõ ràng. Hỗ trợ đa ngôn ngữ và có hơn 2000 tiện ích, tạo nhiều chức năng cho website.
- Nhược điểm: Opencart có một số nhược điểm như: Hạn chế về tùy chỉnh, hỗ trợ kỹ thuật không đáp ứng nhanh chóng và các vấn đề liên quan đến bảo mật.
Joomla
thiết kế website trên nền tảng Joomla đặc biệt phổ biến trong các dự án cộng đồng. Những ưu và nhược điểm của Joomla:
- Ưu điểm: Nền tảng ổn định, hỗ trợ nhiều thành phần mở rộng và miễn phí. Dễ dàng tạo ra các trang web nhỏ từ các mẫu có sẵn với giao diện đa dạng.
- Nhược điểm: Cấu trúc module phức tạp, hạn chế tối ưu SEO và tốc độ tải trang, đặc biệt chậm với các web lớn và phức tạp. Phụ thuộc nhiều vào các module và plugin bên thứ ba.
WebNode
WebNode là một lựa chọn phổ biến cho cả cá nhân và người dùng chuyên nghiệp khi muốn tạo website. Đây là một trong các nền tảng tạo trang web miễn phí tốt và dễ sử dụng nhất.
Ưu và nhược điểm của nền tảng thiết kế WebNode:
- Ưu điểm: WebNode hỗ trợ cửa hàng trực tuyến và tương thích với các thiết bị Android, Mac và iOS. Dễ dàng theo dõi sự phát triển của trang web thông qua số liệu thống kê của WebNode.
- Nhược điểm: WebNode có nhược điểm liên quan đến tính linh hoạt và tùy chỉnh của trang web. Cùng với đó là giới hạn về template, băng thông và không gian lưu trữ.
Mozello
Mozello là một nền tảng thiết kế trang web miễn phí có các tính năng như blog, cửa hàng trực tuyến, tùy chọn SEO và 500MB dung lượng lưu trữ
. Ưu và nhược điểm của nền tảng Mozello:
- Ưu điểm: Giao diện dễ sử dụng, hỗ trợ đa dạng nhiều ngôn ngữ.
- Nhược điểm: nhược điểm duy nhất của Mozello là hệ thống kéo thả không trực quan và có hạn chế trong tùy chỉnh thiết kế.
WebStarts
WebStarts là một nền tảng hỗ trợ lập trang web miễn phí cùng những thiết kế độc đáo.
Ưu và nhược điểm của Webstarts:
- Ưu điểm: Dễ sử dụng, có nhiều template đẹp, tích hợp các tính năng quản lý nội dung và SEO.
- Nhược điểm: Có hạn chế trong giao diện, tùy chỉnh sâu với gói miễn phí.
Google Web Designer
Google Web Designer là một nền tảng được thành lập từ năm 2013 và đã hỗ trợ hơn 7000 trang web. Mặc dù không phải một trong các nền tảng thiết kế website tốt nhất, nhưng nó đem lại sự sáng tạo trong tạo ảnh động và thiết kế website.
Ưu và nhược điểm của Google Web Designer:
- Ưu điểm: Thuận tiện cho việc xây dựng và thiết kế nội dung quảng cáo trực tuyến. Cung cấp công cụ vẽ ảnh động, giao diện trực quan và đơn giản.
- Nhược điểm: Không hỗ trợ mở tệp HTML. Giới hạn tính năng tạo nội dung và độ chính xác không cao.
RapidWeaver
RapidWeaver là nền tảng đáp ứng các nhu cầu từ đơn giản đến phức tạp. RapidWeaver là lựa chọn hoàn hảo cho người sử dụng MAC.
Ưu và nhược điểm của nền RapidWeaver:
- Ưu điểm: Cho phép xem trước trang web trên các thiết bị khác nhau. Tích hợp thư viện ảnh stock miễn phí mà không cần tạo tài khoản riêng.
- Nhược điểm: Có tính phí sử dụng, khả năng xử lý kém và chậm. Phụ thuộc quá nhiều vào tiện ích mở rộng bên thứ ba.
Magento
Magento là một nền tảng thiết kế website thương mại điện tử đáng chú ý. Cung cấp các tính năng mở rộng hỗ trợ hoạt động của cửa hàng trực tuyến.
Ưu điểm và nhược điểm nền tảng Magento:
- Ưu điểm: Đáp ứng được quy mô lớn. Dễ dàng quản lý nhiều trang web và nhiều sản phẩm khác nhau cùng một lúc.
- Nhược điểm: Magento là nền tảng khá phức tạp, yêu cầu tài nguyên máy chủ cao. Nó gây khó khăn trong việc cài đặt và cấu hình ban đầu.
9 bước tạo website đơn giản cho người mới
Dưới đây là các tạo website trên các nền tảng thiết kế website hiệu quả và thành công:
- Bước 1: Đặt mục tiêu cụ thể cho website. Website tạo nên phục vụ mục tiêu nào, như bán hàng, chia sẻ thông tin, hoặc xây dựng cộng đồng.
- Bước 2: Xác định đối tượng truy cập website. Điều này giúp cho bạn có thể tạo nội dung và giao diện phù hợp
- Bước 3: Lựa chọn loại hình website bạn muốn tạo. Xem xét các loại website như blog, cửa hàng trực tuyến, trang thông tin, và chọn phù hợp với mục đích của bạn.
- Bước 4: Chuẩn bị nội dung dung hấp dẫn và chất lượng cho website. Những nội dung bao gồm văn bản, hình ảnh, video, và sản phẩm nếu là trang bán hàng.
- Bước 5: Tối ưu SEO nội dung để tăng khả năng tìm thấy trên công cụ tìm kiếm. Ví dụ: tối ưu từ khóa, tiêu đề, mô tả và URL.
- Bước 6: Tạo nguồn cảm hứng sáng tạo. Tìm ý tưởng mới và sáng tạo để làm nổi bật website của bạn và thu hút người xem.
- Bước 7: Lựa chọn mẫu giao diện hợp thương hiệu và nội dung của bạn.
- Bước 8: Tìm hiểu và áp dụng các kỹ thuật, đảm bảo website có tốc độ tải nhanh, bảo mật và tương thích với các thiết bị di động.
- Bước 9: Chia sẻ website của bạn thông qua mạng xã hội, email marketing và các kênh khác. Điều này giúp thu hút lượng truy cập và tăng tương tác cho website.
Trên đây là tổng hợp các nền tảng thiết kế website tốt nhất hiện nay và quy trình cơ bản để tạo nên một website. Chúng tôi mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn tìm được nền tảng thiết kế website phù hợp nhất.